CỔNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM - GIỐNG LÚA TẺ RÂU
vi Tiếng Việt en English zh-CN 中国
Thông tin sản phẩm

GIỐNG LÚA TẺ RÂU


- CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIỐNG VẬT TƯ NÔNG NGHỆP TÂY BẮC

       - Địa chỉ: Tổ 1, phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

       - Điện thoại: 0982253291

       - Giám đốc: Đỗ Viết Trung

       - Số chứng nhận ĐKKD: 6200061723

Thông tin truy xuất
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Công ty TNHH Một Thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc được thành lập vào năm 2011 từ sự mạnh dạn khởi nghiệp của Giám đốc Công ty Đỗ Văn Trung, chỉ sau 2 năm xây dựng, Công ty TNHH Một thành viên giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc đã sớm khẳng định vị thế đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong việc cung ứng các loại giống và vật tư nông nghiệp cho người nông dân. Từ năm 2013 đến nay, mỗi năm Công ty đã cung ứng 400-500 tấn giống ngô, lúa, đỗ tương...; 8.000 tấn phân bón, trong đó có 3.000 tấn phân đạm, 1.000 tấn phân lân và 4.000 tấn NPK các loại; 200-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật; 500 tấn thức ăn chăn nuôi,... với doanh thu gần 50 tỷ đồng/năm. Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Công ty hiện chiếm 65-70% thị phần về giống cây trồng, 60% về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và 20% về thức ăn chăn nuôi.

Với phương châm “Chất lượng đặt lên hàng đầu” và “Lợi ích nông dân đặt trước lợi ích doanh nghiệp”, tất cả sản phẩm Công ty bán ra thị trường đều tuyệt đối đảm bảo chất lượng và được cung ứng bởi nhiều nhà sản xuất uy tín hàng đầu như: Công ty Giống cây trồng Trung ương, Giống Nông nghiệp Việt Nam, Giống Trọng Tín, Hạt giống Việt... (hạt giống); Đạm Cà Mau, Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình,...(phân bón); Bảo vệ thực vật Trung ương I, Việt Thắng, Nicotex... (thuốc bảo vệ thực vật);...

Không chỉ cung cấp sản phẩm qua hệ thống 50 đại lý (có 20 đại lý độc quyền) phân bố ở 7/7 huyện, thành phố và trực tiếp bán hàng tới người nông dân (chiếm 40% sản phẩm), Công ty cũng ký kết hợp tác với 4 hợp tác xã nông nghiệp tại thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường) và các xã Trung Đồng, Nậm Cần, Nậm Xỏ (huyện Tân Uyên) để cung ứng sản phẩm tới người nông dân.. Luôn đồng hành với người nông dân Lai Châu trong suốt 6 năm qua song anh Đỗ Văn Trung - Giám đốc Công ty luôn trăn trở: Sản xuất nông nghiệp của các hộ dân còn nhiều khó khăn một phần do lương thực làm ra nhưng không được bảo quản tốt, dẫn đến giảm chất lượng và giá thành. Để chia sẻ khó khăn này và gắn việc cung ứng giống với tiêu thụ sản phẩm, Công ty đang tăng cường hợp tác với nông dân (trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện). Công ty đã lập dự án xây dựng khu sản xuất giống gắn với nhà máy chế biến nông sản. Song việc tìm kiếm mặt bằng (khoảng 1ha) tại các huyện Tân Uyên, Tam Đường (trọng điểm sản xuất lương thực) đang gặp khó khăn nên rất mong sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, qua đó giúp Công ty thêm gắn bó, đồng hành với nông dân Lai Châu.

THÔNG TIN CHUNG VỀ GIỐNG LÚA TẺ RÂU

- Tên cây trồng: Giống lúa Tẻ râu.

- Tên khoa học: Oryza Sativa.L

Giống lúa tẻ râu được bà con huyện Phong Thổ sản xuất đúng quy trình cộng với chất đất, khí hậu riêng mang tính vùng miền, tạo cho hạt gạo tẻ râu Phong Thổ có độ căng, mẩy, năng suất đạt 4,5-5 tấn/ha. Khi nấu chín, cơm có vị đậm đà, dẻo, thơm ngon, khác hẳn các loại gạo khác. Tháng 11/2020, Công ty rất vui khi sản phẩm gạo tẻ râu Phong Thổ đã được Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm 3 sao. Đây là bước ngoặt lớn đối với công ty khi lần đầu tiên có sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, chứng thực về chất lượng. Hoạt động quảng bá sản phẩm sau công nhận được công ty đẩy mạnh qua Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch (Sở Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Khuyến công (Sở Công thương); Hội chợ Thương mại tại tỉnh Quảng Ninh, tuần du lịch Lai Châu - Hà Nội và 20 công ty đối tác. Cùng với đó, công ty đầu tư 700 triệu đồng mua 2 máy sấy thóc công suất 20 tấn/mẻ, 1 máy xay xát, 1 máy tách mầu, nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, sản phẩm gạo tẻ râu được khách hàng gần xa biết đến, đặt mua, có lúc không đủ hàng để cung ứng, nâng tổng số gạo xuất ra thị trường lên đến 30 tấn gạo.

ĐẶC ĐIỂM CỦA GIỐNG LÚA TỬ RÂU

     

Chỉ tiêu

Đơn vị tính
hoặc điểm

Mức độ biểu hiện

1. Sức sống của mạ

1-5

Trung bình: Cây sinh trưởng trung bình, hầu
hết có 1 dảnh

2. Độ dài giai đoạn trỗ

5-7

Trung bình: Thời gian trỗ của giống từ 5-7
ngày

3. Độ thuần đồng ruộng

1-3

Độ thuần đồng ruộng cao: Cây khác dạng
<0,3%

4. Độ thoát cổ bông

1

Cổ bông thoát hoàn toàn

5. Độ cứng cây

1-5

Cây cứng, chống đổ tốt

6. Độ tàn lá

1-5

Muộn đến trung bình:Lá trên cây giữ màu xanh tự nhiên đến bắt đầu ngả màu vàng giai đoạnlúa chín

Thời gian sinh
trưởng

ngày

V Vụ ụ Đông Xuân: Mùa: 120-125 125 ngày -130 ngày

8. Chiều cao cây

cm

88,6 cm

9. Độ rụng hạt

1-5

Thấp

10. Số bông hữu
hiệu/m2

Bông

200-238

11. Số hạt trên bông

hạt

107-116 hạt/bông

12. Tỷ lệ lép

%

14,6-32,8%

13. Khối lượng 1000
hạt

gam

29,1

14. Năng suất hạt

tạ/ha

52,4-59,6

15. Chất lượng thóc gạo

 

Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường

Tỷ lệ gạo nguyên

%

72,1

Dài hạt gạo

mm

7,3

Rộng hạt gạo

mm

2,27

Tỷ lệ D/R

3,21

 

Tỷ lệ trắng trong

%

 

Đô bạc bụng

%

12

Hàm lượng amylose

%

14,3

Độ bền thể gen

mm

95

16. Chất lượng cơm

 

 

Mùi thơm

điểm

4,3

Độ trắng

điểm

5,0

Độ mềm

điểm

4,1

Độ ngon

điểm

4,7

Vật liệu nhân giống: Chất lượng hạt giống lúa phù hợp Qui chuẩn kỹ thuật
Quốc gia.

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG

- Làm lương thực, thực phẩm.

- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Giống lúa Tẻ râu loại lúa địa phương của tỉnh Lai Châu. Khác với các loại gạo đang có trên thị trường, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín, hạt cơm có vị ngọt đậm đà, dẻo, thơm nên được rất nhiều bà nội trợ yêu thích lựa chọn. Người ta còn rỉ tai nhau đã chọn ăn loại gạo này thì nhớ mãi, lấy lòng cả những người kén ăn nhất.

Giống lúa tẻ râu (có nơi gọi là lúa dâu) có gạo ngon nhất được bà con nông dân đồng bào các dân tộc chọn trồng từ rất lâu ở một số địa phương của tỉnh Lai Châu như: Xã Sin Suối Hồ, xã Thèn Sin, xã Nậm Xe, bản Chin Chu Chải xã San Thàng, bản Lùng Than xã Tả Lèng (thuộc huyện Phong Thổ cũ).

Ở những vùng này, có lẽ chất đất, khí trời, độ cao, gió núi đã góp phần làm nên vị ngon ngọt, mùi thơm của hạt gạo. Khác với các loại gạo khác trên thị trường, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín, hạt cơm có
vị ngọt đậm đà, dẻo, thơm nên được rất nhiều thực khách yêu thích lựa chọn.

KỸ THUẬT GIAO TRỒNG

- Yêu cầu điều kiện sinh thái: tỉnh Lai Châu và vùng sinh thái có điều kiện
tương tự.

- Thời vụ trồng: 02 vụ/năm (Mùa, Đông xuân).

- Mật độ, lượng giống/ha: 60-70 kg/ha.

- Sâu bệnh hại chính: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh
bạc lá.

HỒ SƠ PHÁP LÝ

- Công văn số 1287/UBND-NN ngày 10/6/2021 của UBND huyện Phong Thổ về việc đề nghị xác nhận 1 số giống lúa địa phương.

- Công văn số 1142/SNN-TT&BVTV ngày 15/6/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xác nhận giống lúa địa phương Tẻ râu và Tả cù hồng.

- Công văn số 66/SNN-TT&BVTV ngày 11/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc sản xuất và cung ứng Giống lúa Tẻ râu.

- Quyết định số 11/QĐ-TT-CLT ngày 20/01/2023 của Cục Trồng trọt Về việc công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1. Đất và làm đất

Ruộng mạ:

Chọn loại đất thịt nhẹ, độ phì khá, được làm nhuyễn, lên luống rộng 1,2-1,4m, có rãnh rộng 25- 30cm, mặt luống phẳng và không đọng nước.

Ruộng sản xuất

          - Yêu cầu ruộng sản xuất (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN1776:2004) 

          - Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu, sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. 

          - Cách ly: Ruộng giống phải được cách ly với các ruộng lúa xung quanh tối thiểu 3m, ruộng giống phải trỗ trước hoặc sau các ruộng khác ít nhất 15 ngày. 

          - Phải cầy bừa đất kỹ sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác. Đặc biệt chú  ý xử lý rơm rạ, cỏ rác làm đất sớm để tính hiện tượng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ giai đoạn sau cấy.

2. Kỹ thuật làm mạ

* Ngâm ủ hạt giống

 Hạt giống phải được đãi và ngâm trong nước sạch và ấm đến khi no nước, sau đó rửa thật sạch (nắm trong tay nước không còn nhờn, ngửi không còn chua), để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 28-350C. Trong quá trình ủ cần thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp. Khi hạt nẩy mầm đạt yêu cầu thì đem gieo.

* Kỹ thuật gieo mạ

Gieo 30-50g mộng trên 1m2, gieo đều.. Nếu nhiệt độ không khí dưới 150C cần che phủ bằng nylon để chống rét cho mạ. Thường xuyên giữ nước để ruộng mạ liền bùn.

* Phân bón 

lượng phân bón cho 1sào mạ:

–  Bón lót: 300 kg P/chuồng + 15-20kg NPK cho một sào ruộng mạ.

– Bón Thúc lần 1 khi mạ đạt 2,5 lá  : 2 kg Đạm +1 kg Kali

–  Bón thúc lần 2  khi mạ được 4,0 lá : 2 kg Đạm +1 kg Kali.

3. Kỹ thuật canh tác ruộng cấy

 * Mật độ và khoảng cách gieo trồng

Tuổi mạ: khi cấy tuổi mạ đạt 5,0-6,0 lá.

     Kỹ thuật cấy: Cấy 1 dảnh (không tính ngạnh trê), nông tay, thẳng hàng, theo băng. Mật độ :  40-45 cây/m2.

* Phân bón

Lượng phân bón cho 8-10 tấn phân hữu cơ hoai mục, 200-240kg đạm ure, 450 – 500kg lân supe và 170 -200kg Kali.

       Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 40%  Đạm urê + 30% kg Kali 

        + Bón thúc lần 1 (Sau khi cấy 7 ngày)  40%  Đạm urê + 40% kg Kali 

        + Bón thúc lần 2 ( Bón đón đòng) : Bón 20% Đạm urê +  30% kg Kali

       Tưới nước: Sau khi cấy giữ lớp nước 3 – 5cm cho lúa hồi xanh, sau đó thường xuyên giữ nước ở mức 2 – 3cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh rút nước phơi ruộng 5 – 7 ngày, sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày rút kiệt nước. 

         * Chăm sóc

- Quản lí nước: Sau khi cấy xong giữ lớp nước nông (2-3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo sau cấy 5-7 ngày giữ nước khoảng 2-3 cm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhanh tốt.  Sau cấy 15-20 ngày yêu cầu phơi ruộng 7-8 ngày phơi ruộng nẻ chân chim 7-8 ngày. Sau đó cho nước vào và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7 ngày rút nước phơi ruộng.

- Khử lẫn, kiểm soát cỏ dại: Cần khử lẫn  tập trung vào 3 đợt chính: trước và sau trỗ,  trước khi thu hoạch. Nhổ bỏ tất cả những cây khác dạng, khác màu sắc, khác thời gian sinh trưởng của giống trước khi thu hoạch. 

          Sản xuất hạt chất lượng cao cũng đòi hỏi kiểm soát cỏ dại trên ruộng giống ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Cỏ dại không chỉ làm giảm năng suất hạt mà còn là nguồn nhiễm tạp khi thu hoạch. Loại bỏ cỏ khi làm đất, giai đoạn mạ, khi cây đẻ nhánh và trước thu hoạch, chú ý loại bỏ hoàn toàn cỏ lồng vực.

       4. Phòng trừ sâu bệnh

Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính trong từng giai đoạn như bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn và bạc lá, đồng thời tích cực trừ chuột.

Cần phun phòng bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn, bệnh nghẹt rễ, sâu cuốn lá, ruồi đục nõn, trong thời kỳ lúa đẻ nhánh làm đòng bằng các thuốc như Viđa, Validacin, TS96, Regant….

Trong thời kỳ lúa đứng cái, làm đòng. Chủ động phun các loại thuốc phòng trừ bệnh bạc, khô vằn, sâu đục thân, rầy như, Xanthomix, Gà nòi, Vi da…cho cả dòng bố và dòng mẹ.

Trước khi lúa trỗ 4-5 ngày, cần phun phòng các loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, rầy….. Trong thời gian gạt phấn không nên sử dụng thuốc BVTV.

5. Thu hoạch và bảo quản

Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo năng suất và chất lượng lúa giống là cực kỳ quan trọng. Hạt chín hoàn toàn, dễ thu hoạch, dễ làm sạch và tỷ lệ hao hụt thấp. Độ ẩm của hạt là chỉ tiêu tốt để xác định thời gian thu hoạch tối ưu. Thu hoạch bằng tay tránh làm tổn thương hạt và giảm thiểu khả năng làm lẫn cơ giới. 

       Phơi hạt trên nền gạch hay nền xi măng thích hợp để giảm độ ẩm và tăng khả năng bảo quản. Thông thường hạt phải phơi khô nhanh đến ẩm độ an toàn để duy trì khả năng sống và sức sống. 

Thông tin doanh nghiệp

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIỐNG VẬT TƯ NÔNG NGHỆP TÂY BẮC
Mã doanh nghiệp:


Tổ 1, phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu

0982253291


Xem chi tiết
Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Bản quyền thuộc
© CÔNG TY CỔ PHẦN SMARTCHECK
15 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0985678530