3. Công dụng YẾN HỒNG BÀO Chân yến Tinh chế Trong khoảng 1.200 năm, người Trung Quốc sử dụng yến sào như một phương thuốc. Y học cổ truyền Trung Quốc tuyên bố rằng các món ăn từ yến sào có tác dụng chữa các bệnh như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày. Chân yến hay tổ yến tốt hơn và tác dụng của yến sào là gì? Nhìn chung, yến sào có các công dụng sau: -Chống
lại bệnh tật Một số hợp chất hoạt tính sinh học trong tổ yến có khả năng ngăn chặn virus cúm. Các nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các thành phần của tổ yến có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. -Hỗ
trợ sức khỏe của xương Tổ yến được coi là một chất bổ sung trị liệu cho bệnh viêm xương khớp và hỗ trợ sức khỏe của xương. Những nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sức mạnh của xương tăng lên sau khi sử dụng yến sào thường xuyên. -Tăng
cường sức khỏe não bộ Yến sào đã được chứng minh là có đặc tính bảo vệ não. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng yến sào giúp tăng cường hoạt động nhận thức bằng cách giảm viêm và stress oxy hóa, từ đó ngăn chặn bệnh Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ. -Tốt
cho bệnh tiểu đường Nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh rằng yến sào có thể bảo vệ mạch máu của bệnh nhân tiểu đường khỏi stress oxy hóa, từ đó cũng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. -
Làm đẹp da Tổ yến từ lâu đã được coi là liệu pháp làm đẹp da tự nhiên. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm trắng và bảo vệ da khỏi quá trình lão hóa. Điều này là do lượng protein trong yến sào đóng vai trò là hàng rào bảo vệ, mang lại đặc tính chống oxy hóa. Yến sào còn giúp cải thiện kết cấu bề mặt của da, có thể tăng cường collagen cho da mặt, từ đó cải thiện tình trạng chảy sệ và nếp nhăn. Ngoài ra, yến sào còn tăng cường chức năng sinh lý, giúp đôi mắt sáng khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và là thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh. 4. Cách dùng YẾN
HỒNG BÀO Chân yến Tinh chế -
Yến sào nên được chế biến bằng phương pháp chưng, hấp cách thủy để đảm bảo
các chất dinh dưỡng không bị phá hủy. Không nên đun nấu trực tiếp. -
Thời gian ngâm mềm chân yến thô
khoảng 1-2 giờ, sau khi rửa sơ qua đem chế biến bằng chưng/hấp cách thủy từ
20 -30 phút. -
Nên cho đường phèn sau khi đã chưng yến xong, để đảm bảo độ nở của sợi yến là
tối đa. -
Tốt nhất nên dùng yến sào khi bụng đói (sáng sớm, hoặc buổi tối trước khi đi
ngủ). -
Không dùng yến sào ngay trước bữa ăn, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng tăng
đường huyết trong máu, giảm cảm giác thèm ăn, nhất là ở trẻ em. -
Sử dụng yến sào đúng liều lượng, không lạm dụng hoặc quá liều. Vì yến sào có
thành phần đạm khá cao, nếu dùng quá liều dễ gây tình trạng lạnh bụng, tiêu
chảy…. -
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu của thai kì nên thận trọng khi dùng yến sào. Tốt
nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sau 3 tháng đầu, có thể sử dụng yến
sào. - Trẻ sơ sinh không nên dùng yến sào. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ em trên 10 tháng tuổi dùng được yến với liều lượng nhỏ. 5. Hướng dẫn sử dụng Bước 1: Tiến hành ngâm chân yến Bước 2: Cho chân yến vào nồi chưng yến, sau đó cho nước vào và bật bếp chưng khoảng 20 phút. Lưu ý, không cho mật ong vào ở bước này. Bước 3:
Hòa mật ong cùng với 1 ít nước ấm. Sau khi thấy chân yến chưng đã chín và nở
đều thì cho mật ong và vài lát gừng vào nồi, tiếp tục chưng thêm 5 phút và tắt
bếp. Hoàn tất quy trình chưng chân yến. |