Sản phẩm:
- Cao sâm dây.
II. Thông tin sản phẩm
Xuất xứ: 27 Lê Duẩn-
Thị Trấn Đăk Tô- Huyện Đăk Tô-
Tỉnh Kon Tum
III. Thông tin nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Hộ
kinh doanh Mai Thị Phương
Điện thoại: 0987 500 441 -0825 26 8978
IV. Thông tin sản xuất:
1. Nguồn nguyên liệu:
- Củ sâm dây từ các hộ dân người tộc Xơ Đăng ở xã Tây Xăng và xã Măng Ri của
huyện Tu Mơ Rông - Tỉnh Kon Tum. Sâm dây
ở đây là loại sâm ngon nhất bởi vì sâm sinh trưởng tại vùng Núi Ngọc Linh thủ
phủ trồng Sâm Ngọc Linh.
2. Quy trình sản xuất:
- Được nấu từ
củ sâm tươi bằng rồi cô thành cao không sử dụng chất phụ gia và bảo quản. Mang
vị ngọt thanh đặc trưng của củ sâm.
3. Tác dụng
của Sâm dây
Sâm dây sâm của người dân tộc Xê Đăng huyện Tu Mơ Rông - Tỉnh Kon
Tum
- Dãy núi Ngọc Linh hùng vĩ nổi tiếng với quốc bảo Sâm Ngọc Linh.
Ngoài ra còn loài sâm khác được đồng bào Xơ Đăng sống quanh chân núi gọi là Sâm
dây. Sâm dây hay con gọi là Đẳng Sâm có tên khoa học: Codonopsis
javanica, là loài là loài dây leo, củ dùng làm thuốc bổ, loài sâm này được ví
như sâm của người nghèo bởi nhiều công dụng, giá rẻ, dễ kiếm trong tự nhiên.
- Đồng bào Xơ Đăng từ lâu đã sử dụng Sâm dây để phục hồi sức lực
khi đi rừng cũng như sử dụng để chế biến món ăn bồi dưỡng cho người già, phụ nữ
và trẻ em. Với nhiều công dụng cũng như chất lượng dược tính cao, loại sâm này
được xem như một loại đặc sản quý, món quà biếu mỗi khi du khách đến với vùng
Ngọk Linh, hay trong các dịp lễ tết.
- Hiện nay, Sâm dây rất được ưu chuộng, tìm mua dẫn đến tình trạng
khai thác quá mức, loài sâm này ngày càng ít đi trong tự nhiên. Với chính sách
hỗ trợ, cũng như nhiều chủ trương của nhà nước, đồng bào Xơ Đăng bắt đầu trồng
loài sâm này trong điều kiện bán hoang dã như một loài cây phát triển kinh tế của
đông bào nơi đây.
Sâm dây có tác dụng gì?
- Theo
Đông y Sâm dây ngọc linh có vị ngọt hơi
đắng, tính ấm, vào 2 kinh Tỳ và Phế, tác dụng làm mạnh tỳ vị, bổ phế khí, cầm
ho, thường được dùng làm thuốc bổ, chữa ho do yếu phổi, tiêu chảy do chức năng
tiêu hóa suy nhược, trẻ nhỏ cam tích, sản phụ thiếu sữa… Ngoài sử dụng rễ làm
thuốc, củ, ngọn và lá non cũng có thể dùng làm rau, chế biến các món ăn đều được.
Các công dụng của Sâm dây có thể kể đến như:
+ Chống mệt mỏi, tăng cường sự thích nghi của
cơ thể với môi trường nhiệt độ cao.
+ Tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu
đến não, nội tạng và chân.
+ Tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm
số lượng bạch cầu.
+ Hạ huyết áp, tăng cường miễn dụng, kháng khuẩn,
kháng viêm, hóa đàm, giảm ho.
+ Trị trung khí suy nhược, ăn uống kém, vàng
da do huyết hư.
+ Trị thiếu máu, gầy ốm.
+ Giảm căng thẳng, chống stress.
+ Giải độc, tăng cường khí huyết.
+ Ngăn ngừa lão hóa, giúp da hồng hào.
Cách sử dụng Sâm dây như thế nào?
- Ngoài thắc mắc Sâm dây có tác
dụng gì, một thắc mắc nữa của người lần đâu sử dụng Sâm dây là sử dụng như thế
nào. Thực tế, sâm dây dễ sử dụng và có nhiều các chế biến khác nhau, tùy vào mục
đích sử dụng mà người dùng có thể linh hoạt sử dụng khác nhau:
+ Nấu nước uống như trà: Lấy 30 – 40g sâm dây
nấu với 1 lít nước. Rửa sạch sâm dây và cắt sâm dây thành từng lát mỏng bằng đốt
ngón tay sau đó cho vào nối nấu sôi khoảng 5 phút, đợi bớt nóng rồi uống. Nước
sâm dây có màu vàng, vị ngọt, uống vào rất mát. Nên sử dụng hết trong ngày, hạn
chế để qua đêm nước sâm bị thiêu uống sẽ gây đau bụng. Sử dụng liên tục trong 3
tháng để sâm có tác dụng đối với cơ thể.
+ Ngâm rượu: Liều lượng là 1kg sâm dây khô
ngâm với 5-8 lít rượu (khoảng trên 40 độ), ngâm trong vòng 2 - 3 tháng là có thể
sử dụng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-3 chén uống rượul sẽ rất tốt cho sức
khỏe. Rượu sâm dây có màu vàng cánh gián, tác dụng bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi
thọ. Rượu càng để lâu càng êm ngọn
+ Mứt sâm dây: Sâm dây tươi ướp với đường phèn
rim thành mứt. Người già trẻ nhỏ đều sử dụng được.
+ Sâm dây tươi say với mật ong rừng: Người già
trẻ nhỏ đều sử dụng được.
+ Sâm dây đen: Củ sâm lên men với mật ong. Người già trẻ nhỏ đều sử dụng được