Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Bánh tẻ Phú Nhi”
I. Yêu cầu kỹ thuật
1. Các nguyên liệu chính
1.1 Gạo
Bảng 1 - Yêu cầu cảm quan nguyên liệu gạo
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Màu sắc |
Màu trắng đặc trưng cho từng giống |
2. Mùi, vị |
Mùi đặc trưng cho từng giống, không có mùi, vị lạ |
3. Côn trùng sống nhìn thấy bằng mắt thường |
Không được có |
Các chỉ tiêu hóa lý của gạo phải đáp ứng được theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11888:2017 về Gạo trắng.
1.2. Nước
Nước sử dụng phải thỏa mãn yêu cầu chất lượng nước dùng chế biến thực phẩm
Bảng 2: Các chỉ tiêu của nước
STT |
Tên chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Giới hạn tối đa cho phép |
1 |
Màu sắc |
TCU |
15 |
2 |
Mùi vị |
- |
Không có mùi vị lạ |
3 |
Độ đục |
NTU |
5 |
4 |
Clo dư |
mg/l |
- |
5 |
pH |
- |
6 – 8,5 |
6 |
Hàm lượng Amoni |
mg/l |
3 |
7 |
Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ +; Fe3+) |
mg/l |
0,5 |
8 |
Chỉ số Pecmang anat |
mg/l |
4 |
9 |
Độ cứng theo CaCO3 |
mg/l |
- |
10 |
Hàm lượng Clorua |
mg/l |
- |
11 |
Hàm lượng Florua |
mg/l |
- |
12 |
Hàm lượng Asen tổng số |
mg/l |
0,05 |
13 |
Coliform tổng số |
Vi khuẩn/100 ml |
150 |
14 |
E.Coli hoặc Coliform chịu nhiệt |
Vi khuẩn/100 ml |
20 |
1.3. Thịt lợn
Bảng 3 - Các chỉ tiêu cảm quan của thịt lợn
Chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Thịt sống |
|
- Bề mặt |
Bề mặt thịt khô, sạch, không dính lông và tạp chất lạ. |
- Mùi |
Mùi tự nhiên của thịt, không có mùi ôi, mùi chua. |
- Màu mỡ |
Mỡ có màu trắng sữa hoặc trắng hồng. |
- Màu thịt nạc |
Thịt nạc có màu đặc trưng của thịt lợn từ hồng đến đỏ nhạt hoặc đỏ. |
2. Thịt luộc |
|
- Mùi |
Đặc trưng bởi mùi mỡ, mùi thịt, cảm giác béo. |
- Màu mỡ |
Màu mỡ trắng đục. |
- Màu thịt nạc |
Thịt nạc có màu trắng ngà. |
- Mùi vị |
Mùi vị đặc trưng của thịt luộc, không có mùi vị ôi, mùi vị chua. Vị ngọt đặc trưng. |
3. Nước luộc thịt |
|
- Độ trong |
Nước luộc trong. |
- Mùi vị |
Đặc trưng bởi mùi thịt và vị thịt, không có mùi ôi, mùi chua, mùi tanh. |
- Kích thước váng mỡ |
Kích thước váng mỡ trung bình. |
Các chỉ tiêu lý hóa của thịt lợn đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12429-1:2018 về Thịt mát - Phần 1: Thịt lợn
1.4. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ phải an toàn, không bị hư hỏng, có màu sắc, hương và vị đặc trưng; sạch, không có tạp chất hữu cơ và tạp chất vô cơ; không bị hỏng do dòi hại và hỏng do côn trùng.
Các chỉ tiêu lý hóa của mộc nhĩ đáp ứng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10918:2015 về Nấm khô
2. Các chỉ tiêu cảm quan của bánh.
Tên chỉ tiêu |
Yêu cầu |
1. Hình dạng bên ngoài |
Sản phẩm khối dài |
2. Mùi vị |
Bánh có mùi thơm đặc trưng |
3. Trạng thái |
Mềm dẻo |
4. Màu sắc |
Trắng |
5. Tạp chất lạ |
Không có |
3. Các chỉ tiêu lý hóa, VSATTP của bánh.
Bảng 2: Các chỉ tiêu lý hóa, ATTP của bánh tẻ Phú Nhi.
Tên chỉ tiêu |
Mức |
Hàm lượng tinh bột |
15% < |
Hàm lượng lipid |
7% < |
Hàm lượng protein |
5% < |
Hàm lượng hàn the |
KPH |
Hàm lượng Aflatoxin B1 |
KPH |
Hàm lượng Aflatoxin tổng số |
KPH |
Vi sinh vật E.Coli |
KPH |
Vi sinh vật Samonella |
KPH |
Hàm lượng chì |
KPH |
Hàm lượng cadimi |
KPH |
Hàm lượng Asen |
KPH |
Ghi chú: KPH – Không phát hiện
II. Quy trình sản xuất
1. Chọn gạo
Chọn loại gạo tẻ ngon, không độ dẻo dính, gạo đã chuyển vụ như Khang dân hoặc Bào thai, không dùng gạo mới (Gạo để từ vụ trước).
2. Ngâm gạo
Ngâm gạo 3 – 4 ngày, thay nước hằng ngày để tránh chua, đãi sạch, yêu cầu hạt gạo mềm.
3. Xay, ngâm bột
- Xay gạo thành bột, ngâm bột trong 3 ngày (vào mùa hè) và 5 ngày (vào mùa đông) cho thật mềm, dẻo.
- Thay nước mỗi ngày 1 lần vào mùa đông, 2 lần mỗi ngày vào mùa hè, yêu cầu nước ngâm bột trong, không có màu đục.
- Trong quá trình chuẩn bị bột cần lưu ý: nước dùng phải là nước máy đã được chứa trong bể mà không dùng nước máy trực tiếp để đảm bảo việc khử trùng hoặc nước giếng khơi đã qua bể lọc; Khi đậy bột cần sử dụng 2 thanh gỗ chặn trên xô bột rồi mới đậy nắp để không khí được lưu thông; Cần để bột nơi râm mát, đảm bảo thời gian ngâm gạo và bột; Các vật dụng như xô và nồi đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến ngày làm bánh thì cần gạn sạch nước trong ở trên bề mặt xô bột.
4. Chuẩn bị nhân
- Thịt lợn: Thịt chọn loại ngon, đảm bảo độ dính, luộc bỏ nước để ráo, thái con chì
- Mộc nhĩ ngâm nở đều, cắt hết chân, rửa sạch và thái chỉ, sau đó mang rửa lại để ráo nước.
- Hành củ ta, bóc vỏ, thái nhỏ, phi thơm. Yêu cầu vàng đều, thơm, không cháy
5. Chuẩn bị lá gói và lạt:
Lá gói gồm lá dong và lá chuối khô. Lá dong chọn loại dong tẻ (bánh sẽ trắng và dẻo), rửa sạch từng tàu và để ráo nước. Lá chuối khô được làm sạch, dấp nước và vò nhẹ, để khô ráo. Lạt có thể dùng giang chẻ nhỏ, nối dài 1,5 m hoặc dùng dây ni-lông cắt đoạn dài 1,2 đến 1,5m
6. Xào nhân
Cho mỡ, hành khô vào chảo rồi phi thơm, đổ thịt đã thái chỉ vào chảo và đảo đều, đến khi cháy cạnh thì nêm mắm, bột canh, mì chính, hạt tiêu rồi đổ ra âu. Sau đó lại tiếp tục cho mỡ, hành khô và mọc nhĩ vào xào, nêm mắm, bột canh, mì chính, hạt tiêu vừa đủ đến khi mọc nhĩ xoăn là được.
7. Sơ bột:
Gạn sạch nước trong, dùng bát to múc bột vào xoong, cứ một bát thì múc 1 và 1/3 bát nước sạch. Cho muối, mì chính vừa đủ. Dùng đũa cả khấy đều.Bắc xoong lên bếp lửa, dùng đũa cả khấy đều tay, khấy đến khi bột đặc thì bắc xuống, dùng 2 chiếc đũa cả đánh miết vào nhau cho đều và kỹ. Đây là khâu quan trọng để đảm bảo bột dẻo, trắng mịn.
8. Gói bánh:
Để lá dong trên tay, dùng phết múc bột theo chiều dài lá, sử dụng đũa để tra mộc nhĩ và thịt; khép kín 2 mép lá dong. Đặt lá khô, nối 2 đầu theo chiều dài của lá, trải đều rộng, lót thêm 1 đến 2 lá rách bên trong (để tránh sùi bánh ra ngoài). Lấy bánh đã được ra ở lá dong đặt vào lá khô, đặt từ phía trong lòng rồi dùng tay từ từ cuộn tròn lá, dùng tay gấp 2 đầu lá, lấy lạt cuốn bánh, giàng cuốn đều từ đầu bánh này đến đầu bánh kia.
9. Hấp bánh
- Hấp bằng máy trong 1 tiếng.
- Khi bánh chín vớt ra, trải đều để bay hơi từ 5-10 phút, tránh để hơi nước đọng lại trong bánh. Nếu bánh chưa ăn ngay thì có thể cho vào thùng xốp ủ kín để bảo quản.